Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Chị em sẽ bảo vệ mình tốt hơn nếu nắm rõ 5 điều về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Ở các nước đang phát triển căn bệnh này ngày một gia tăng, và đây được xem là “khu vực thảm họa” về ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, việc khám tầm soát ung thư đang ngày càng được mở rộng với nhiều gói vật lý khác nhau.

Rất nhiều người đã thắc mắc: Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không? Phải tiến hành tầm soát như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý trong việc sàng lọc? Không phải ai cũng có thể hiểu được những vấn đề phức tạp này, thậm chí một số bác sĩ cũng bị cuốn vào những hiểu lầm trong tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Giáo sư Raise – chuyên gia về ung thư cổ tử cung, thuộc bệnh viện Bắc Kinh liên minh với Medical College sẽ trả lời lần lượt những thắc mắc dưới đây.


ung thư cổ tử cung

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không? 

Những người trong độ tuổi từ 21 trở lên, có tới 79% đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Giới trẻ đang có xu hướng kết hôn sớm, phá thai, có nhiều đối tác tình dục… Đối với phụ nữ đây chính là nguy cơ cao gây nên ung thư cổ tử cung. Theo kết quả điều tra cho thấy, những phụ nữ nhiều đối tác tình dục có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những người chỉ có 1 đối tác tình dục 2-3 lần. Chính vì vậy, việc tầm soát thường xuyên có thể giúp kiểm tra và diệt trừ mối nguy hiểm này.

Những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Có rất nhiều phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm: Pap smear, VIA, VILI, và HPV. Trong đó phương pháp xét nghiệm HPV được xem là bước nghiên cứu đột phá và có hiệu quả cao nhất hiện nay. Bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung, như họ làm với kiểm tra Pap, và phân tích chúng trong phòng thí nghiệm. Sự phân tích này sẽ nhắm đến các gen, hoặc ADN, có HPV trong tế bào cơ thể. Nó có thể phát hiện ra các loại HPV gây hại cao. 

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ độ tuổi từ 21-50. Tần suất tầm soát 3-5 năm một lần là thích hợp. Những người ở độ tuổi 65 trở lên có thể ngưng tầm soát.

ung thư cổ tử cung

Phải làm gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?

Những phụ nữ ở độ tuổi 21-29 phải khám ung thư cổ tử cung 3 năm một lần mà không cần làm xét nghiệm HPV. Có thể một số người sẽ thắc mắc “như vậy có chủ quan với các thủ phạm gây ung thư cổ tử cung không?” Thực tế, ở độ tuổi này mặc dù tình trạng nhiễm HPV rất phổ biến nhưng hầu hết là nhiễm thoáng qua bở hệ thống miễn dịch của cơ thể dành thời gian để loại bỏ hoàn toàn virus, không có mối nguy gây nên ung thư.

Tuy nhiên, ở độ tuổi 30 người ta khuyến cáo phụ nữ phải tiến hành khám và xét nghiệm HPV mỗi năm một lần để có thể phát hiện chính xác các đầu mối gây tổn thương cổ tử cung. Dù vậy, ở một số nơi không đủ điều kiện có thể xét nghiệm HPV, sau đó 3 năm một lần kiểm tra cổ tử cung là phù hợp.

Nếu đã tiến hành phẫu thuật có cần tầm soát không?

Ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung trước khi phẫu thuật không có vấn đề gì thì không cần phải tiến hành tầm soát. Nhưng nếu trước đó cổ tử cung đã gặp vấn đề thì mặc dù đã phẫu thuật cắt bỏ vẫn phải tầm soát sau đó để tiếp tục sàng lọc. Đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật mà vẫn bảo tồn cổ tử cung thì sau đó vẫn nên tiếp tục sàng lọc.
ung thư cổ tử cung

Những lời khuyên để tránh xa ung thư cổ tử cung

1. Không hút thuốc lá, uống rượu

2. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày để giữ gìn sức khỏe tình dục

3. Rửa tay sạch trước khi ăn. Việc giữ gìn vệ sinh tay giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh

4. Sử dụng những đồ lót bằng bông lỏng, thoáng khí có thể ngăn ngừa nấm mốc

5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế. Sự xuất hiện của ung thư không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Vì vậy, việc tiến hành kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư và ung thư không có triệu chứng, sau đó có thể tiến hành điều trị tích cực

6. Tích cực tập thể dục mỗi ngày ngày ít nhất 1 giờ. 

7. Tuân thủ nguyên tắc làm tròn trong chế độ ăn uống: Giảm thiểu lượng chất béo, cholesterol, muối và rượu, tăng cường protein thực vật, canxi, thực phẩm giàu chất xơ và nước.

(Nguồn: Health.sohu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét