Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Chữa mất ngủ cho mẹ bầu bằng nguyên liệu dân gian

Như chúng ta đã biết, mất ngủ khi mang thai rất phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vốn đã vô cùng nhạy cảm của mẹ bầu đặc biệt là đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai. Hơn thế nữa, sức khỏe của bé cũng bị tác động không ít. Dưới đây là 3 mẹo chữa mất ngủ cho mẹ bầu hiệu quả nhất từ chính những nguyên liệu dân gian dễ kiếm.
Trong giai đoạn mang thai quan trọng này, mỗi thứ hấp thụ vào cơ thể đều không chỉ ảnh hưởng cho cơ thể mẹ mà còn có thể gây hại cho thai nhi nếu bất cẩn. Có rất nhiều loại thuốc để trị mất ngủ tuy nhiên thường chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy người ta thường sử dụng những nguyên liệu lành tính, an toàn trong trường hợp này.

  1. Chữa mất ngủ cho mẹ bầu bằng hạt sen nguyên tâm
Hạt sen thường được sử dụng rất nhiều để bồi bổ sức khỏe. Hạt sen vừa có tính mát lại chứa nhiều thành phần bổ dưỡng. Hạt sen giữ nguyên phần tâm có thể cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể của mẹ và thai nhi.
Để chữa mất ngủ khi mang thai, phụ nữ có thể dùng tâm sen hãm nước để uống trực tiếp hoặc ăn cháo hạt sen ăn cả ngày.
Vào mùa sen thì hạt sen tươi không hiếm cũng không đắt đỏ, các mẹ có thể tha hồ sử dụng để chế biến những món ăn bổ dưỡng. Có thể dự trữ hạt sen khô để sử dụng khi trái mùa, tác dụng cũng tương tự như so với hạt sen tươi.
Có thể bạn quan tâm: đau nửa đầu khi mang thai
  1. Chữa mất ngủ cho mẹ bầu bằng hoa thiên lý
Hoa thiên lý là thực phẩm có mùi thơm và vị ngọt rất đặc trưng, được sử dụng rất nhiều khi chế biến các món ăn hàng ngày. Nhưng ít ai biết rằng, hoa thiên lý còn có công dụng đặc biệt trong chữa bệnh mất ngủ. Ngoài hoa, phần lá thiên lý cũng có công dụng tương tự được dùng rất nhiều ở những người ngủ kém.
Thiên lý có thể dùng để chế biến những món như luộc, xào, nấu canh rất đa dạng. Những món ăn này đều cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có tác dụng tức thì đối với chứng mất ngủ, khó ngủ. Phụ nữ mang thai có thể ăn những món từ hoa thiên lý mỗi ngày nếu bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài.
  1. Chữa mất ngủ cho mẹ bầu bằng cây xấu hổ
Cây xấu hổ cũng là nguyên liệu quen thuộc của rất nhiều bài thuốc dân gian trong đó có thuốc chữa chứng mất ngủ.
Dùng cây xấu hổ phơi khô, xao vàng hạ thổ rồi đem hãm thành trà uống hàng ngày. Trà này rất lành tính, dùng rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên ban đầu uống có thể không quen lắm với vị nhạt lờ lợ của nó, sau một thời gian sẽ que dần.

Tuyệt đối phụ nữ mang thai khi mất ngủ không được tự ý dùng thuốc vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Ngộ độc gây đau đầu có đúng không?

Ngộ độc gây đau đầu là triệu chứng không lạ, rất nhiều người đã trực tiếp trải nghiệm và khẳng định điều này. Trên thực tế, chính xác thì đau nhức đầu cũng là một trong những triệu chứng phổ biến khi cơ thể bị ngộ độc. Vậy thì điều này liệu có gì nguy hiểm và gây ảnh hưởng về sau không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Chúng ta ngộ độc là do đâu?
Nhắc đến ngộ độc, chủ yếu ta nghĩ đến ngộ độc thực phẩm. Có rất nhiều tình huống và loại thực phẩm có thể gây ngộ độc, nhưng nếu tính riêng thành các loại vi khuẩn thì ta có thể chia thành:

- Ngộ độc do vi khuẩn Listeria: Loại vi khuẩn này có nhiều ở các loại rau, trái cây (tươi và khô), xúc xích, phô mai, sữa, thực phẩm chế biến sẵn. Kể cả thực phẩm đã để trong tủ lạnh thì vi khuẩn Listeria vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên nếu nấu chín đồ thì vi khuẩn này sẽ chết.
- Ngộ độc do vi khuẩn Salmonella: Vi khuẩn này sẽ làm hỏng thực phẩm trước khi chúng được mang ra chế biến. Salmonella thích môi trường nóng ẩm và cũng chết khi thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ cao.
- Ngộ độc do vi khuẩn E.coli: Vi khuẩn này sẽ bị nhiễm vào thực phẩm khi gia cầm, gia súc bị giết mổ trên mặt đất, sữa chưa được tiệt trùng, hoa quả chưa được loại khuẩn... Nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli từ các loại rau có màu xanh lá là cao nhất.
- Ngộ độc do vi khuẩn Botulism: Chúng ta tìm thấy loại vi khuẩn này trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, ví dụ như xúc xích, pate, thịt hộp, thịt hun khói, thực phẩm lên men... Nếu các loại thực phẩm này có dấu hiệu đã đổi mùi, biến dạng thì không nên tiếp tục sử dụng.
Tại sao ngộ độc gây đau đầu?
Như đã nói, một trong những biểu hiện của ngộ độc là người bệnh cảm thấy đau đầu khó chịu. Nguyên nhân của những cơn đau đầu này chủ yếu là do cơ thể mất nước (tiêu chảy, ói mửa) hoặc tác động của vi khuẩn. Điều này cũng là rất bình thường. Tuy nhiên đau đầu không bao giờ xuất hiện độc lập ở những đợt ngộ độc như vậy mà còn khá nhiều các triệu chứng khác, cụ thể đó là:
- Buồn nôn/Nôn: Đây là phản ứng gần như chắc chắn khi bị ngộ độc thực phẩm. Hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra phản ứng này khi phát hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn để đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu nôn kéo dài quá lâu hoặc nôn quá dữ dội, hãy tới bệnh viện.
- Tiêu chảy: Đây cũng là phản ứng của cơ thể để đẩy độc tố ra ngoài bằng đường tiêu hóa, nhưng đồng thời người bệnh cũng mất nước rất nhiều, có thể đi kèm sốt, người bệnh cần lưu ý bổ sung lại đủ lượng nước đã mất vào cơ thể.

Khi thấy có người bị ngộ độc, hay nhanh chóng gây nôn cho họ bằng nước muối pha loãng và móc họng. Sau đó để cho người bệnh nằm nghỉ ngơi cố định, nếu có biểu hiện lạ thì đưa đi gặp bác sĩ ngay. Các trường hợp triệu chứng nặng hơn bệnh nhân cũng cần được đưa tới bác sĩ sớm nhất có thể. Ngộ độc không chỉ gây đau đầu, nôn ói, tiêu chảy... mà còn có thể đe dọa đến tính mạng nữa, vì thế hãy cẩn trọng.