Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Thực hư chuyện ăn chay trường làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim

Gần đây, nhiều trang báo đã dẫn kết quả nghiên cứu về sự đột biến gen dẫn đến tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch từ việc ăn chay trường qua nhiều thế hệ. 

Các nhà khoa học chủ trì nghiên cứu tin rằng sự biến đổi này xảy ra nhằm giúp người ăn chay dễ hấp thu được những axit béo thiết yếu từ thực vật để đáp ứng cho các nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, việc này lại có tác dụng ngược là khi kết hợp với chế độ ăn nhiều loại dầu thực vật nhất định - chẳng hạn như dầu hướng dương - các gen đột biến nhanh chóng biến chuyển các axit béo thành axit arachidonic nguy hiểm liên quan đến các bệnh viêm nhiễm, tim mạch và ung thư. Đột biến này có tên là rs66698963 được tìm thấy trong gene FADS2 kiểm soát việc sản xuất các axit béo trong cơ thể.

có phải ăn chay gây ung thư
(Ảnh: Internet)

Phát hiện này có thể giải thích cho nghiên cứu trước đó thấy rằng những người ăn chay bị tăng cao hơn đến gần 40% khả năng ung thư đại trực tràng so với những người ăn thịt - điều đã khiến rất nhiều bác sỹ bối rối vì việc ăn thịt đỏ từ trước đến nay đã được biết là làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tật. Các nhà nghiên cứu tại đại học Cornell, Mỹ so sánh hàng trăm bộ gen của cộng đồng những người ăn chay ở Pune, Ấn Độ, so sánh với những người ăn thịt ở Kansas và thấy có khác biệt đáng kể ở gen. 

Và vấn đề chưa ngừng lại ở đó, sự đột biến còn có thể cản trở việc sản xuất các axit béo có lợi omega 3 giúp bảo vệ chúng ta chống lại các bệnh tim mạch...

Thông tin này nhanh chóng được lan truyền, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nhiều trang đã diễn dịch sai phát hiện của họ. “Nghiên cứu này chỉ đơn giản thu hút sự quan tâm chú ý vào việc con cháu của những người ăn chay trường có khả năng dễ bị các bệnh mạn tính khi sử dụng một số loại dầu thực vật mới để nấu ăn thay thế cho các loại dầu truyền thống. Nghiên cứu không có nghĩa rằng tất cả các chế độ ăn chay là không lành mạnh, ngược lại, ăn chay với các thực phẩm truyền thống là tốt nhất cho sức khỏe.” 

Theo giải thích của những nhà nghiên cứu này gửi đến IndianExpress, vấn đề ở đây nằm ở sự thay đổi lựa chọn sử dụng thực phẩm của chúng ta sau này, khi chuyển sang dùng các loại dầu thực vật mới chứa nhiều axit béo omega-6, hoặc sử dụng các thực phẩm không phải là thực phẩm chay, khiến thành phần dinh dưỡng nạp vào cơ thể thay đổi, tăng đáng kể lượng axit béo omega-6 trong chế độ ăn, dẫn đến mất cân bằng omega-3 và 6, và từ đó mới làm tăng các nguy cơ bệnh tật.

dầu thực vật trong chế độ ăn chay
(Ảnh: Internet)

Như vậy, điều mà những người đang ăn chay cần làm không phải là lo sợ mà là hãy chú ý đến lựa chọn thực phẩm của mình, tránh các loại dầu chứa nhiều omega-6 (dầu nành, dầu mè, dầu bắp, dầu hạt cải…), thay vào đó sử dụng những loại chứa ít hơn (dầu oliu, dầu mù tạt…) Đồng thời với đó là lưu ý đến sự cân bằng lượng axit béo omega-6 và 3 trong cơ thể, bảo đảm tỷ lệ là dưới 10:1, hay tốt hơn nữa là dưới 4:1. 

Theo telegraph, indianexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét