Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Probiotics trong hỗ trợ điều trị tiệt trừ vi khuẩn H.pylori (HP)

Helicobacter pylori (H.pylori) được coi là thủ phạm gây nên nhiều bệnh lý ở dạ dày. Tuy vậy, việc tiệt trừ loại vi khuẩn này vẫn đang là một thách thức của y học, vì tỉ lệ lưu hành các chủng đa đề kháng của loại vi khuẩn này với thuốc đang tăng nhanh trên thế giới. Cũng theo chia sẻ của PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng tại chuỗi hội thảo giới thiệu thuốc Enterogermina với chủ đề “Probiotics trên các bệnh lý tiêu hóa hiện tại và tương lai” , ở nước ta ngày càng có nhiều bệnh nhân bị thất bại trong điều trị tiệt trừ vi khuẩn H.pylori.

BS Bùi Hữu Hoàng cũng cho biết thêm, diệt H.pylori phải đồng thời sử dụng nhiều kháng sinh và đôi khi cần phải lặp lại liệu trình với những phối hợp kháng sinh khác nhau để tiệt trừ chúng.  Để diệt loại vi khuẩn này, các hướng dẫn trên thế giới đề nghị nên xem xét tiệt trừ H.pylori ở cả những người có yếu tố nguy cơ, như thân nhân thế hệ 1 của bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc nên tầm soát rộng rãi và điều trị tình trạng nhiễm H.pylori để giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở các quần thể có nguy cơ cao.

Nhưng trong thực tế hiện nay, các phác đồ diệt trừ H.pylori đã không đạt kết quả cao và tỷ lệ thất bại ngày càng tăng. Liên quan đến tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới tỷ lệ kháng thuốc cao và bệnh nhân thường bỏ cuộc do những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc trong các quá trình điều trị. Và một trong những tác dụng phụ điển hình mà người bệnh thường gặp khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị là bị tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi, nôi ói do rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng khiến người bệnh cảm thấy “mệt mỏi” không tuân theo phác đồ điều trị và bỏ cuộc “giữa đường”.

Giải pháp tiệt trừ thành công H.pylori

Cũng tại hội thảo, Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng đã chia sẻ những giải pháp để tiệt trừ thành công H.pylori. Theo đó, đội ngũ bác sĩ cần phải có chỉ định đúng, chọn phác đồ kháng sinh hiệu quả trong lần đầu điều trị dựa theo kinh nghiệm và tình hình đề kháng sinh tại khu vực. Song song đó, bác sĩ cũng cần có tư vấn đầy đủ cho người bệnh hiểu rõ được phương thức, cách uống cho hợp lý; tìm những giải pháp cho bệnh nhân có thể uống thuốc thoải mái, dễ dàng để cải thiện sự tuân thủ điều trị.

Trong những khó khăn mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị, bác sĩ Hoàng đặc biệt nhấn mạnh tới trường hợp ngưng thuốc do bị tiêu chảy. Để khắc phục vấn đề này, bệnh nhân sẽ được tư vấn dùng thêm men vi sinh hay còn gọi là probiotics nhằm giảm tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, từ đó giúp cho bệnh nhân tuân thủ tốt phác đồ điều trị.

Nhận xét về lợi ích của việc bổ sung probiotics đối với các bệnh lý đường tiêu hóa, GS. Antonio Gasbarrini – Giám đốc Phân khoa Nội và Tiêu hóa , Bệnh viện Đại học Gemelli, Tp Rome cho biết: “Trong đường ruột của chúng ta, hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động giống như một cơ quan. Hệ vi khuẩn đó có thể bị tổn thương bởi một số các yếu tố, đặc biệt như là kháng sinh. Vì sự tổn thương của hệ vi khuẩn đường ruột gây ra bởi kháng sinh như vậy nên probiotics hay còn gọi là men vi sinh có vai trò giúp phục hồi lại hệ vi khuẩn đường ruột. Khi đó, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ khôi phục chức năng làm khỏe mạnh hệ miễn dịch và chống được sự xâm nhập của vi khuẩn".

Box: Chuỗi hội thảo giới thiệu thuốc ENTEROGERMINA với chủ đề “PROBIOTICS trên các bệnh lý tiêu hóa hiện tại và tương lai" do Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam tổ chức. Tại hội thảo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, nhi hoa đã chia sẻ và thảo luận với các bác sĩ, cán bộ y tế về nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới các bệnh lý tiêu hóa cũng như vai trò của Probiotics trong việc xử lý các bệnh lý tiêu hóa này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét