Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Mùa này khi ăn mía hãy nhớ câu "mía thanh minh độc hơn rắn"

Mía có phải là một loại hoa quả? Nhìn vào thành phần dinh dưỡng có trong cây mía, có thể coi mía là một loại hoa quả.

Lượng nước bên trong cây mía khá nhiều, chiếm 84%; Lượng đường phong phú chiếm 12% với nhiều loại đường như sucralose, glucos và fructose (đường hoa quả), vốn cơ thể người rất dễ hấp thụ.

Trong 100g mía có chứa 0.4g protein, 0.1g chất béo, 15.4g carbohydrate, 0.6g chất xơ, 10.01mg vitamin B, 20.20mg vitamin A, vitamin C, 14mg canxi, 1mg kẽm.

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: Cây mía có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trợ tì, tốt cho dạ dày, ruột non, tiêu viêm, có công hiệu giải rượu, giúp giải khát, chống táo bón, giải rượu, hôi miệng, chữa chứng ho, đau họng,...

Đa số mọi người đều có thể ăn mía, có thể cách ăn trực tiếp là nhai, vừa nhai vừa hút chất nước bên trong cây mía, rồi nhả bã hoặc ăn gián tiếp là uống nước mía ép.

Những đối tượng nên cân nhắc khi ăn mía

Do hàm lượng đường trong cây mía khá cao, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường, người mắc chứng rối loạn trao đổi chất và người bị mỡ trong máu cao nên cẩn thận khi ăn mía.

Người có tị và dạ dày thể hàn, lạnh bụng không thích hợp ăn mía. Người bình thường khi ăn mía cũng nên chú ý, không nên ăn quá nhiều nhằm hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể, tránh phát sinh bệnh béo phì.

“Mía thanh minh, độc hơn rắn” có đúng không?

Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những “chấm đỏ” trong thân mía mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Loại nấm này có tên là “nấm độc Arthrinium”, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương.

Tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời kỳ loại nấm độc này ở cây mía sinh sôi nhiều nhất.

Sau khi ăn phải cây mía bị nhiễm độc, biểu hiện ban đầu là hệ thống tiêu hóa bị rối loạn với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiếp theo là hệ thống thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...

Bệnh nặng có thể xuất hiện triệu chứng co giật, thậm chí đại tiểu tiện không thể tự chủ được dẫn đến hôn mê.

Nếu không được kịp thời cứu chữa, độc tố sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó thở mà tử vong. Nếu còn sống thì cũng để lại di chứng như liệt toàn thân.

Tùy cơ địa mỗi người, có một số người sau khi ăn phải những đốm đỏ trong cây mía bị trúng độc nhưng chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, không bị hoa mắt.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đề cao cảnh giác. Một khi phát hiện cây mía có những đốm đỏ, bạn nên bỏ đi ngay lập tức. Khi ăn mía, chúng ta nên quan sát, chọn lựa kỹ càng để tránh trúng độc.

Vì vậy mà người dân Trung Quốc mới có câu “mía thanh minh, độc hơn rắn”, thực ra là để cảnh báo mọi người.

Cách chọn mía "chuẩn"

- Chọn cây mía có thân to khỏe, bề ngoài trơn bóng, vỏ thân cây mía có màu tím, trên thân cây còn bám một lớp phấn màu trắng.

- Nên xem kỹ thân cây, nếu có thể thì nên ngửi thử. Cây mía chuẩn là khi dóc vỏ, phần thịt mía có màu trắng sáng, chắc chắn, chứa nhiều nước, có vị mát. Nếu phát hiện cây mía có vị lạ giống như bị nhiễm độc thì không nên chọn.

- Nên chọn lựa cây mía cỡ trung. Không nên chọn cây mía có thân quá nhỏ hoặc quá to.

- Nên chọn cây mía có thân thẳng, không nên chọn cây có thân cong. Cây mía cong vẹo có thể có côn trùng bên trong.

* Theo Sohu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét