Hiển thị các bài đăng có nhãn viêmbaogânmỏmtrâmquay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viêmbaogânmỏmtrâmquay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Viêm bao gân mỏm trâm quay và những thông tin cần biết

Viêm bao gân mỏm trâm quay là tên gọi của một dạng bệnh lý khá phổ biến và gặp phải ở không ít người. Vậy thực chất đây là bệnh gì và chẩn đoán điều trị ra sao? Những thông tin sau đây sẽ cho bạn những hiểu biết chính xác nhất.

Viêm bao gân mỏm trâm quay là bệnh gì?

Viêm bao gân mỏm trâm quay là cách gọi khác của bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay. Đây thực chất là cách gọi của hội chứng De Quervain, là hội chứng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn của ngón tay cái.
viêm bao gân vùng mỏm trâm quay
Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay là gì?
Bệnh gây nên khi bao hoạt dịch bao quanh cơ gân trong đường hầm tại cổ tay bị viêm, sưng phù nề. Tình trạng này khiến cho ngón tay cái bị hạn chế về cử động.
Hội chứng này được phát hiện và gọi tên nhờ nhà phẫu thuật người Mỹ tên là De Quervain phát hiện ra vào năm 1895. Bệnh này thường gặp ở một số nhóm đối tượng đặc thù, phổ biến nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 - 50.
>>> Tìm hiểu chi tiết bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay tại đây

Vì sao bị viêm bao gân mỏm trâm quay?

Bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay gây ra bởi các nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Do các chấn thương gặp phải ở cổ tay, bàn tay gây ra va đập ở các vị trí này. Tình huống này dễ khiến cho bạn gặp phải chứng bệnh viêm bao gân vùng mỏm trâm quay.
- Do hoạt động nhiều bàn tay, cổ tay và ngón tay với những nghề nghiệp đặc thù. Chẳng hạn như làm ruộng, giáo viên, dân gõ vi tính, nội trợ, bác sỹ phẫu thuật, thợ cắt tóc,... Đây là những nghề nghiệp phải dùng nhiều tới bàn tay, Những vận động nhiều ở bàn tay sẽ khiến cho bạn dễ gặp phải nguy cơ bị viêm bao gân vùng mỏm châm quay.
viêm bao gân mỏm trâm quay
Dân văn phòng dễ bị viêm bao gân vùng mỏm trâm quay.
- Người bị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp rất dễ bị viêm bao gân mỏm trâm quay. Bởi vì các bệnh lý này gây nên do sự tình trạng viêm khớp, khô dịch bôi trơn khớp nên nguy cơ viêm bao hoạt dịch quanh khớp cổ tay là rất cao.

Hướng chẩn đoán bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay

Có thể chẩn đoán bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay dựa trên nhiều triệu chứng, cơ bản thuộc nhóm triệu chứng xác định bệnh và triệu chứng phân biệt các dạng bệnh viêm bao gân cổ tay.

Cách chẩn đoán xác định bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay

Để chẩn đoán xác định, bạn chỉ cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng tại chỗ sau đây:
- Bị đau ở cổ tay và ngón tay cái. Cơn đau sẽ tăng lên khi cử động ngón tay cái và đau tăng lên khi về đêm. Cảm giác đau thường mang tính lan tỏa từ ngón tay ra hết bàn tay và cẳng tay.
- Mỏm trâm quay bị sưng khi viêm nên sẽ thấy cổ tay bị sưng nhẹ. Nếu sờ vào sẽ thấy gân dày lên, khi ấn vào sẽ thấy nóng đỏ và đau hơn
- Nếu vận động ngón cái sẽ nghe thấy tiếng kêu lạo xạo hoặc cót két nhỏ nhưng khá rõ
- Cách test Finkelstein: Bạn gấp ngón cái vào trong lòng bàn tay, nắm hết các ngón tay phủ trùm lên ngón cái. Tiếp tục uốn cổ tay về phía trụ. Khi đó, nếu thấy đau chói ở vùng bao gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón cái hoặc ở gốc ngón cái thì đó là dấu hiệu dương tính của bệnh.
Ngoài ra, việc chẩn đoán xác định còn có thể thực hiện thông qua việc siêu âm. Khi phim siêu âm cho thấy gân dạng dài và duỗi ngắn dầy lên, bao gân dầy và co dịch bao quanh thì đó là căn cứ cho phép chẩn đoán viêm bao gân mỏm trâm quay.
Thêm đó, bạn cần trải qua các xét nghiệm cơ bản như đường máu, chức năng thận, chức năng gan trước khi tiến hành dùng thuốc hoặc tiêm Corticoid.

Cách chẩn đoán phân biệt bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay

Việc chẩn đoán phân biệt sẽ giúp bạn nhận biết được các dạng viêm bao gân mỏm trâm quay sau đây:
- Viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay
- Thoái hóa khớp gốc ngón tay cái
- Viêm bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn và dài
- Chèn ép nhánh nông thần kinh quay.

Cách điều trị viêm bao gân mỏm trâm quay hiệu quả

Việc điều trị viêm bao gân mỏm trâm quay cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị và phác đồ điều trị chính xác, phù hợp nhất.
viêm bao gân vùng mỏm châm quay
Điều trị viêm bao gân mỏm trâm quay
  • Nguyên tắc điều trị

Việc điều trị cần có sự kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên kết hợp cả dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và ngoại khoa.
Điều trị cần tính đến việc dự phòng bệnh tái phát bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ, bằng việc chú ý các chế độ ăn uống, sinh hoạt và lao động hợp lý,...
  • Phác đồ điều trị:

- Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc: Thường sẽ ngưng ngay việc vận động của ngón tay cái và cổ tay. Hoặc ít nhất phải giảm mức độ hoạt động của các bộ phận này.
Tiếp theo dùng nẹp cổ tay và ngón tay cái liên tục trong 33 - 6 tuần trong tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.
Ngoài ra, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề vùng cổ tay, ngón tay cái.
- Điều trị bằng cách dùng thuốc: Cơ bản bệnh nhân sẽ được dùng thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ như Volrtaren emulgen bôi 2 - 3 lần / ngày. Thuốc giảm đau cơ bản Paracetamol, Efferalgan,... Thuốc chống viêm streroid đường uống hoặc tiêm corticoid trong bao gân De quervain.
- Điều trị ngoại khoa: là phương pháp phẫu thuật và chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Việc phẫu thuật nhằm mục đích mở đường hầm bao 2 dây gân cơ dạng dài và duỗi ngắn của ngón cái và loại bỏ một phần bao hoạt dịch bị viêm.
Để tiến hành toàn bộ liệu trình điều trị trên đây đạt được hiệu quả, bạn cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa uy tín. Bệnh viện An Việt với đầy đủ các điều kiện vật chất và kỹ thuật hiện đại, cùng các bác sỹ giỏi chuyên khoa cơ xương khớp nhiều kinh nghiệm đảm bảo sẽ điều trị triệt để chứng bệnh viêm bao gân mỏm trâm quay cho bạn. Nếu cần tư vấn, có thể liên hệ theo số Hotline 19002838 

#viêmbaogânmỏmtrâmquay #cơxươngkhớpanviệt #cơxươngkhớpanviet1ETrườngChinh HàNội