Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên: loại nào mới thực sự tốt?

Với hàm lượng Omega dồi dào, thúc đẩy hoạt động não bộ nên cá hồi trở thành một trong những loại cá có lợi cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích.

 - Ảnh 1.

Trên thị trường thường tồn tại hai loại cá hồi là: cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi. Vậy loại cá nào mới thực sự tốt cho sức khỏe bạn? Phải chăng cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên hoàn toàn giống nhau.

Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn câu trả lời.

Cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi - cá nào tốt hơn?

Cùng đặt cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi lên bàn cân, ta có thể thấy ngay sự khác biệt về độ "chất" của từng loại cá.

 - Ảnh 2.
Cá hồi nuôi (bên trái) và cá hồi tự nhiên (bên phải)

Cá hồi đánh bắt tự nhiên có phần thịt màu đỏ cam tươi cùng những "thớ" chất béo trắng nạc, nhỏ li ti có được là nhờ các loại sinh vật biển như tôm cua, côn trùng tự nhiên, tảo đỏ... mà cá hồi đã tiêu thụ trong lòng đại dương.

 - Ảnh 3.

Bởi vậy, hương vị của cá hồi tự nhiên thơm, thịt chắc, thành phần dinh dưỡng ở cá hồi tự nhiên cũng vô cùng dồi dào: bao gồm chất béo, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.

Trong khi đó, cá hồi nuôi thường có màu thịt nhợt nhạt hơn, cùng "dải" mỡ màu trắng đục, to hơn. Lý do là bởi cá hồi nuôi được "quây" trong những lồng hẹp và được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn từ sản phẩm ngũ cốc, đôi lúc là nội tạng động vật... nên phần thịt có phần nhạt hơn.

 - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu bị bệnh, cá hồi nuôi được bổ sung thuốc kháng sinh, thuốc diệt nấm... để giúp ngăn ngừa bệnh và ký sinh trùng.

Ngoài ra, để cá hồi nuôi có màu hồng, người nuôi còn bổ sung thêm chất tạo màu nhân tạo để chúng có màu giống như cá hồi tự nhiên. Do đó, cá nuôi thường chứa lượng dinh dưỡng, chất béo và các axit béo Omega-3 ít hơn.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chất dinh dưỡng mà cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên sở hữu.

 - Ảnh 5.
(Nguồn: AuthorityNutrition)

Ăn cá hồi nuôi cần chú ý

Cần phải khẳng định rằng, các loại dịch bệnh và ký sinh trùng có trong đại dương tương đối ít nhưng chúng lại xuất hiện tràn lan trong các vùng chăn nuôi thủy sản.

Do đó, để có thể tồn tại, cá nuôi thường được tiêm vacxin hoặc các loại kháng sinh để không bị nhiễm bệnh.

 - Ảnh 6.

Cá hồi nuôi tích tụ nhiều chất không tốt cho cơ thể

Telegraph và Seattle Times đưa tin, một nghiên cứu ở Mỹ mới đây đã phát hiện cá hồi được đánh bắt ở Seattle bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước chứa 81 loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm... Điều này cho thấy, nếu cá sống trong nguồn nước không đảm bảo thì rất dễ bị nhiễm các chất bẩn.

Năm 2004, trên trang web Sức khỏe của trường Đại học Harvard (Mỹ) công bố tìm thấy hóa chất tổng hợp P olychlorinated biphenyls (PCBs) trong cá hồi nuôi. PCBs có thể ngấm dần vào đất, nguồn nước hoặc di chuyển trong không khí và dễ dàng "tích tụ" trong chất béo, vì thế, cá càng béo như cá hồi thì càng có nguy cơ chứa nhiều chất độc hại.

Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia phát hiện lượng mỡ ở cá hồi nuôi còn cao gấp 2 lần cá hồi tự nhiên, hàm lượng chất gây ung thư PCBs cao hơn 16 lần so với cá hồi tự nhiên, 4 lần so với thịt bò nuôi và 3,5 lần so với các loại hải sản khác. Và h ầu hết các loại chất độc này nằm trong mỡ cá.

 - Ảnh 7.

Như nói ở trên, c á hồi nuôi thường được ăn thêm chất tạo màu thịt để làm tăng độ hấp dẫn. Nhưng tiếc rằng, gần đây, một vài nghiên cứu cho thấy, chất tạo màu này có khả năng gây ung thư.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, n ếu thường xuyên ăn cá hồi, bạn hãy tinh tế chọn cá hồi tự nhiên hoặc cá hồi được nuôi bởi các công ty uy tín để tránh những nguy hại cho sức khỏe về sau.

Bởi, n hững người THƯỜNG XUYÊN ăn cá hồi nuôi bị nhiễm bẩn có thể có nguy cơ mắc chứng đãng trí hay quên, nếu lâu dài có thể dẫn tới mất trí. Đó là do PCBs hay chất tạo màu là loại hóa chất tổng hợp gây ô nhiễm nước - chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe.

Vậy làm sao để phân biệt cá hồi xịn và cá hồi nuôi?

 - Ảnh 8.

Nguồn: Linkedin, Alexandramorton, CNN, Extenso

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét