Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Bé gái 11 tuổi khóc ra máu vì quên kính áp tròng trong mắt suốt 2 năm

Khóc ra máu vì để quên kính áp tròng trong mắt
Dailymail đưa tin, cô bé - nạn nhân bị kính áp tròng gây hại đến từ Hồng Kông, được đưa đến bác sĩ khi đôi mắt bị sưng vù lên. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cô đã bị chắp mắt - u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Bé gái này được bác sĩ cho kháng sinh về nhà uống. Nhưng thật tệ hại, vào một buổi sáng kinh hoàng, cô đã khóc ra những dòng lệ màu đỏ của máu.
kính áp tròng
Bé gái 11 tuổi, người Hồng Kông để quên kính áp tròng trong mắt đến tận 2 năm. (Ảnh: Dailymail)
Quá hoảng hốt, cô bé được gia đình đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt và chụp CT. Hình ảnh chụp CT cho thấy, một bên mắt của em bị tổn thương, chứa đầy dịch và có một vật cứng găm vào đó. Vị bác sĩ này đã tiến hành gắp vật cứng ra khỏi mắt để chữa trị vết thương. Và khi vật cứng bất ngờ rơi ra, mọi người không khỏi sửng sốt khi đó là một chiếc kính áp tròng. 
Lúc này, mẹ cô bé mới chợt nhớ ra, con gái mình bị mất một chiếc kính áp tròng cách đây khoảng 2 năm. Chiếc kính áp tròng này đã bị để quên qua đêm trong mắt em. Cha mẹ đã dùng kính này để định hình giác mạc, cho màu mắt trong suốt và ngăn chặn tối đa tình trạng cận thị cho em. 
Các bác sĩ cho biết, rất khó để chẩn đoán, xác định được kính áp tròng để quên trong mắt, nếu không biết được tiền sử bệnh nhân. Thực ra, chụp CT cũng vô tác dụng nếu bác sĩ không hề biết bệnh nhân từng đeo kính áp tròng trước đó. 

tác hại của kính áp tròng2
Cô bé đến gặp bác sĩ và họ phát hiện mắt em bị tổn thương, chứa đầy dịch lỏng và có một vật cứng găm vào mắt. (Ảnh: Dailymail)
Trước đó, Mailonline cũng đưa tin về người bán hàng bị mù sau khi bị viêm loét mắt vì đeo kính áp tròng 14 giờ mỗi ngày.
Sử dụng kính áp tròng không đúng cách sẽ gây họa
BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND) cho biết, nguyên nhân cơ bản khiến kính áp tròng là mối nguy hại cho sức khỏe như trường hợp của bé gái trên đây là bởi không đảm bảo vệ sinh trong quá trình tháo lắp, bảo quản. 
Muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. “Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít”, BS Quế nói.
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.
“Bản chất của kính áp tròng là silicon nên khi đi bơi, đi tắm bắt buộc phải tháo kính ra. Vì môi trường ẩm ướt rất dễ khiến kính áp tròng bị thoái hóa, gây nhiễm trùng mắt. Không ngoại lệ, việc để quên kính áp tròng qua đêm cũng là điều cấm kỵ”, chuyên gia khoa Mắt khẳng định.

Thực tế là việc sử dụng các loại kính thường thì sẽ tốt hơn cho đôi mắt của bạn. Nhưng tâm lý của các bạn gái lại có vẻ thích kính áp tròng hơn, vì khi đeo tạo cho đôi mắt vẻ long lanh, to đẹp hơn. 


tác hại của kính áp tròng3
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. (Ảnh: Internet)
“Tuy nhiên nếu bạn không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng kính áp tròng thì tốt nhất không nên sử dụng. Kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng mắt, khiến bạn bị mờ mắt. Để lâu hơn, bạn có thể bị nấm mắt, thậm chí là mù hẳn”, BS Quế nói.
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều các loại kính áp tròng từ chất lượng tốt đến trung bình đến kém. Làm thế nào để sử dụng loại phù hợp, đảm bảo sức khỏe đôi mắt? Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa mắt, hoặc tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt, bệnh viện chuyên chữa trị bệnh ở mắt. Sau khi được khám xét về tình trạng sức khỏe đôi mắt, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn. 
Đặc biệt là đối tượng trong tuổi teen, rất thích những kiểu kính áp tròng long lanh, màu lạ, độc đáo nên cẩn trọng, khi mua và sử dụng kính áp tròng cần biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh tình trạng mua hàng trôi nổi, không nắm rõ cách dùng rồi rước họa vào thân.
Lưu ý thêm khi sử dụng kính áp tròng
- Không để kính áp tròng trong mắt rồi ngủ qua đêm, không nên để quá một ngày sử dụng kính.
- Kính áp tròng có khả năng hấp thụ tia UV như được quảng cáo thực sự không làm tốt vai trò của mình. Đeo kính áp tròng, bạn vẫn cần đeo thêm kính chống nắng, kính mát khi đi ngoài trời nắng. Tiếp xúc lâu với tia cực tím dễ khiến mắt bị đục thủy tinh thể.
- Vứt bỏ kính áp tròng sau 3 tháng sử dụng.

- Không sử dụng kính bị thủng, hoặc kính đã từng được dùng bởi người khác dù bạn đã vệ sinh lại sạch sẽ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét