Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Bất ngờ với công dụng tuyệt vời của đường đỏ đối với sức khỏe phụ nữ

Đường đỏ là loại đường khá thông dụng trong cuộc sống thường ngày của mọi người. Ngoài cái tên đường đỏ, nhiều người còn gọi là đường vàng, đường đen... Đường đỏ vốn được làm từ mía, có màu đỏ hoặc vàng do chưa được tinh luyện. Chính vì vậy nên đường đỏ rất giàu canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng, vitamin C, B1 và B6 rất tốt cho cơ thể.

Đường đỏ vẫn luôn được y học phương Đông coi trọng vì công dụng bổ huyết và phục hồi sức khỏe tuyệt vời của nó. Kỳ thực, đường đỏ vốn không chỉ có công hiệu trong điều trị sức khỏe mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp. Đường đỏ không chỉ giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt mà còn làm mờ được các vết nám, tàn nhang, dưỡng da mịn màng trắng hồng và làm giảm sự lão hóa của da.

Đường đỏ rất giàu các chất khoáng, vitamin, axit amin. Đường đỏ không chỉ giúp da mịn màng, hồng hào mà còn giúp vùng da bị tối màu do phơi nắng phục hồi lại nhanh chóng. Nếu như da bạn mặt bạn vàng vọt, mệt mỏi thì đường đỏ là thức uống tốt nhất để lấy lại nhan sắc.

Các cách chế biến đường đỏ để chăm sóc da và cơ thể:

1. Nước táo đỏ, nhãn nhục, kỷ tử nấu đường đỏ


Cong dung duong do 1

(Ảnh: letu)


Nguyên liệu: 60 gram táo đỏ, 30 gram nhãn nhục khô, 30 gram kỷ tử, 30 gram đường đỏ.

Cách làm: Táo đỏ, kỷ tử, nhãn nhục khô rửa sạch rồi ngâm nước lạnh trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Cho tất cả vào nồi, đổ thêm 0,8l nước và đường đỏ vào, khuấy tan. Đậy nắp, đun lửa to đến khi sôi thì giảm nhỏ. Nấu thêm trong khoảng 30 phút là được.

Công dụng: Dùng để dưỡng sinh, giúp phụ nữ sau khi sinh bồi bổ sức khỏe, điều hòa kinh nguyệt và giúp giảm đau bụng kinh. Phụ nữ thường xuyên uống loại nước này sẽ trẻ trung hơn so với bạn bè đồng lứa.

2. Lục trà đường đỏ


Cong dung duong do 2

(Ảnh: letu)


Nguyên liệu: 2 gram lục trà, 30 gram đường đỏ

Cách làm: Dùng nước sôi ngâm hồng trà, cho thêm đường đỏ. Sau 5 phút là có thể uống.

Công dụng: Mỗi ngày uống 1 ly giúp da sáng bóng, cải thiện làn da khô ráp do các yếu tố môi trường.

3. Nước sơn tra (táo mèo) nhãn nhục đường đỏ


Cong dung duong do 3

(Ảnh: letu)


Nguyên liệu: 15 gram sơn tra, 5 gram nhãn nhục khô, 30 gram đường đỏ

Cách làm: Sơn tra tách lấy thịt quả, cho nhãn nhục khô vào nồi, thêm vào 2 chén nước. Đun lửa liu riu cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì thêm đường đỏ. Uống nóng hay lạnh đều được.

Công dụng: Điều hòa kinh mạch, thông mạch máu, làm mờ các vết bầm, giảm đau. Phù hợp với phụ nữ hay bị đau bụng kinh, rất thích hợp với những người bị da mặt tái nhợt, thiếu sức sống.

4. Nước gừng đường đỏ

Cong dung duong do 4

(Ảnh: letu)


Nguyên liệu: gừng khô (có thể dùng gừng tươi thay thế), táo đỏ, 30 gram đường đỏ.

Cách làm: Rửa sạch gừng và táo đỏ. Cắt gừng thành từng miếng nhỏ, táo đỏ bỏ hạt. Cho táo, gừng và đường đỏ vào nồi, thêm nước rồi đun sôi. Uống nước, ăn táo đỏ.

Công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, làm ấm cơ thể. Phù hợp với người hay đau bụng kinh, bị nám da.

5. Nước ô mai đường đỏ

Cong dung duong do 5

(Ảnh: letu)


Nguyên liệu: 15 gram ô mai (mơ khô chưa tẩm đường hay gia vị), 30 gram đường đỏ.

Cách làm: Cho ô mai, đường đỏ vào nồi đất, thêm vào một chén nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn một nửa. Chắt lấy nước uống.

Công dụng: Bổ huyết, cầm máu, hạn chế quá trình lão hóa và giúp da sáng mịn hơn. Thích hợp với phụ nữ mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt hay mất máu nhiều do sinh con.

(Nguồn: letu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét