Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Ai cũng nên kiểm tra răng miệng theo cách đơn giản nhưng chính xác này

Nhận biết răng tổn thương nhờ đồ lạnh, ngọt

Theo số liệu đã được công bố (*), 67% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống lạnh; 35% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống nóng; 51% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh; 47% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn ngọt (*)

Nghiên cứu trên đã cho thấy hiện tượng ê buốt răng là cực kỳ phổ biến. Đó cũng chính là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy sức khỏe răng miệng của mỗi người đang gặp trục trặc. Cụ thể, răng đã bị tổn thương.

Vì thế, ăn đồ lạnh là cách thức cực kỳ đơn giản song hiệu quả để kiểm tra tình trạng răng của mỗi người.

Tình trạng răng ê buốt cũng được xác định khi bạn ăn đồ nóng, đồ ngọt, đồ ăn có tính axit hoặc hít phải không khí lạnh.

Theo các chuyên gia răng miệng, răng ê buốt là hiện tượng dễ bị bỏ qua, do cảm giác nhói buốt trầm trọng không đeo bám dai dẳng mà thường dịu đi nhanh chóng. Đây cũng là sai lầm của nhiều người. Răng ê buốt ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống như cảm giác khó chịu, không ăn ngon miệng và đau đớn, cản trở hoạt động chăm sóc răng miệng khác. Chưa kể, nếu không có giải pháp sớm và không loại bỏ nguyên nhân gây ê buốt răng, tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn.

Truy tìm “thủ phạm” gây ê buốt răng và cách khắc phục

Các chuyên gia răng miệng lý giải, lộ ngà răng là nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng, gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho mỗi người. Thông thường, ngà răng được lớp men răng bảo vệ, khi bị mất lớp bảo vệ này, các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt… sẽ làm chuyển động dịch ngà trong ống ngà dây thần kinh và gây ra chứng ê buốt. (**)

Việc đầu tiên cần làm là đi khám răng miệng tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Các nha sĩ sẽ giúp bạn xác định răng chỉ bị ê buốt hay đã bị một triệu chứngnghiêm trọng hơn như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy....Việc khắc phục tình trạng ê buốt vô cùng quan trọng nếu bạn muốn việc ăn không bị cản trở cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện một cách lâu dài. (***)

Nếu chỉ là nhạy cảm răng, bạn có thể áp dụng đồng loạt các biện pháp ngay tại nhà sau đây để khắc phục tình trạng này.

Thay đổi bàn chải đánh răng và kem đánh răng chuyên dụng

Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt hơn, bao gồm chải răng đúng cách, chọn đúng kem đánh răng và bàn chải đánh răng sẽ cải thiện hiện tượng ê buốt. Các nha sĩ cho biết, người bị răng ê buốt không nên chải răng nhiều lần hơn mức khuyến cáo bởi nguy cơ gây tổn thương thêm men răng. Hãy kiểm tra bàn chải đánh răng đang dùng. Nếu bàn chải lông cứng, bạn đừng ngại loại bỏ và chọn những chiếc bàn chải mềm, tốt nhất là loại dành cho người có răng nhạy cảm để thay thế.

Hiệu quả khắc phục răng ê buốt sẽ tăng lên khi bạn chọn loại kem đánh chuyên dụng, dành riêng cho răng ê buốt. Hợp chất Flouride, Potassium Nitrate có trong kem đánh răng sẽ giảm nhanh cảm giác ê buốt. Sử dụng kết hợp với nước súc miệng có chất Fluoride để làm cứng chắc men răng.

Thận trọng với thức ăn có a-xít

Thức ăn có a-xít như nước trái cây, rượu vang, rau trộn dấm và nước ngọt có thể làm mòn men răng, làm trầm trọng hơn tình trạng ê buốt răng. Vì thế hãy giảm các loại thức ăn này trong thực đơn ngay lập tức nhé.

Tránh nghiến răng, siết chặt răng

Tránh nghiến răng và siết chặt răng ban ngày. Hỏi nha sỹ của bạn về dụng cụ bảo vệ răng ban đêm.

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Phòng tốt hơn chữa. Vì thế, chúng ta cần khám sức khỏe răng miệng định kỳ, để có những lời khuyên về làm sạch và chăm sóc răng cũng như về việc điều trị răng nhạy cảm.

Hãy tham gia “THÁNG CHĂM SÓC RĂNG Ê BUỐT” cùng SENSODYNE®

Thời gian diễn ra: 20/04/2016 – 20/05/2016

Nhận ngay mẫu thử miễn phí và được tư vấn về Răng ê buốt*

Địa điểm: 128 phòng nha và 2 Bệnh viện RHM TW tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. (Xem tại đây)

Kiểm tra răng miệng trực tuyến: (Xem tại đây)

*Hoạt động tư vấn chỉ diễn ra tại các phòng nha trong danh sách nêu trên, không áp cho dụng cho bệnh viên.

*Hoạt động có thể kết thúc trước thời hạn, do số lượng mẫu thử có hạn. Hoạt động tư vấn không bao gồm hoạt động khám và điều trị răng khác

*: Số liệu trích dẫn theo nguồn: sensodyne.com.vn

(**) và (***) Tham khảo tại “Cẩm nang chăm sóc răng ê buốt' của Sensodyne

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét