Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

4 nguyên nhân tăng cân liên quan đến hormone bạn không bao giờ nghĩ ra

Dưới đây là 4 nguyên nhân gây tăng cân đến không ngờ và giải pháp khắc phục mà bạn nên tham khảo.

1. Tăng cân do thừa hormone leptin

Leptin được gọi là hormone gây cảm giác no, giảm sự thèm ăn của bạn. Hormone này được phát ra từ các tế bào chất béo của cơ thể, tác động đến vùng dưới đồi của não bộ - nơi nó sẽ chiến đấu với kẻ thù của mình là hormone ghrelin - “hormone đói”. 
Ở phụ nữ béo phì thường xảy ra tình trạng kháng leptin (thừa chất béo, cơ thể sản xuất lượng leptin vượt mức). Nhưng nếu phụ nữ có lượng hormone này thấp thì sẽ dẫn đến cảm giác siêu đói.
can bang hooc mon1
Phụ nữ có giấc ngủ tối ưu thường từ 6,5 – 8,5 giờ mỗi đêm sẽ giúp giảm cân nhanh hơn bình thường. (Ảnh minh họa: Internet)
Giải pháp: Điều chỉnh giấc ngủ
Theo một đánh giá trên Tạp chí của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn uống vào năm 2012: Ngủ đủ giấc sẽ làm giảm đáng kể nồng độ leptin trong cơ thể. Điều đó giải thích tại sao những người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ thường phải ra sức chiến đấu với cân nặng của mình. 
Brian Quebbemann một bác sĩ phẫu thuật béo phì tại Trung tâm y tế Chapman California nói rằng, những phụ nữ có giấc ngủ tối ưu thường từ 6,5 – 8,5 giờ mỗi đêm sẽ giúp giảm cân nhanh hơn bình thường. Vì vậy, để bắt đầu giảm cân bạn hãy bắt đầu bằng việc lên lịch trình cho giấc ngủ của mình.
2. Tăng cân do thiếu hormone testosterone

Phụ nữ thường nghĩ rằng testosterone là hormone nam tính. Tuy nhiên nếu bị thiếu hụt hormone testosterone trong cơ thể lại có thể dẫn đến tăng cân.

Testosterone là một trong những nội tiết tố xây dựng cơ bắp cơ bản của cơ thể người. Và càng nhiều cơ bắp thì lượng mỡ thừa, calo sẽ được đốt cháy nhiều hơn. Nếu mức độ testosternone quá thấp sẽ giúp thúc đẩy sự đề kháng insulin, khuyến khích cơ thể lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ, Pat Gilles, một huấn luyện viên thể dục cho hay.

Giải pháp: Xây dựng cơ bắp đốt cháy mỡ thừa 

Nâng tạ nặng là cách tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, gia tăng hormone testosternone đốt cháy chất béo của cơ thể (thích hợp nhất là bạn nâng tạ 3 – 4 hiệp, mỗi bộ 6 – 10 nhịp). 
can bang hooc mon2
Nâng tạ là cách tốt nhất giúp chị em gia tăng hormone testosternone đốt cháy chất béo của cơ thể. (Ảnh minh họa: Internet)

3. Tăng cân do thiếu protein
Mỗi khi ăn đường ruột giải phóng cholecystokinin, glucagon-like peptide 1, và peptide YY (hay còn gọi là CCK, GLP-1, và PYY). Những hormone này làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa. Kết quả là bạn cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn, ngăn việc ăn quá nhiều.

Giải pháp: Cung cấp đầy đủ năng lượng cho bữa ăn của bạn

Để có một bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, việc đầu tiên bạn cần phải tiêu thụ ít nhất 20 – 25gr protein cho mỗi bữa ăn. Theo nghiên cứu khoa học tại Đại học Cambridge, bữa ăn có hàm lượng protein cao, đặc biệt là bữa sáng sẽ làm gia tăng một lượng lớn hormone giúp làm chậm sự di chuyển của thức ăn. Cùng với đó bạn phải bổ sung chất béo thực vật và chất xơ tổng hợp để cải thiện mức độ kích thích dạ dày, trì hoãn cảm giác thèm ăn. Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn với rau, trứng chiên bơ và một mẩu bánh mì nướng.

hormone gây tăng cân

4. Tăng cân do rối loạn hormone tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormone khác nhau gồm: Thyroxin và triiodothyronin (T3 và T4) có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, nếu bạn đột nhiên tăng cân, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi… có thể một phần nguyên nhân do rối loạn hormone tuyến giáp khiến việc trao đổi chất của cơ thể bị chững lại. Tất cả các yếu tố trong trao đổi chất béo đều chịu ảnh hưởng của hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, vì mô mỡ là “kho dự trữ năng lượng dài hạn” nên nếu được huy động quá mức sẽ làm tăng nồng độ các axít béo tự do trong huyết tương. Hormone tuyến giáp đồng thời cũng làm tăng cường quá trình oxy hóa các axit béo trong tế bào.
Giải pháp: Bổ sung i-ốt để tăng cường tuyến giáp
Thiếu i-ốt có thể gây ra rối loạn hoạt động hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Khi đó, bạn hãy cố gắng ăn nhiều hải sản như cá tuyết, cá ngừ, tôm, rong biển… bởi hản sản chứa lượng i-ốt phong phú. Chỉ cần kiểm tra trên các nhãn gói, bao bì hải sản bạn sẽ biết được lượng i-ốt khác nhau của từng loại sản phẩm. 

(Nguồn: Womenhealthmag)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét